THỐN

QUAN

XÍCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LỜI  GIỚI  THIỆU

Hoàng Thái được cái may mắn là cháu của Cụ Chánh Kỷ và là con của Cụ Đức Nguyên Tân-Định.
Cụ Chánh Kỷ lúc đương thời là thầy thuốc. Tuy quê quán tại Ninh B́nh, nhưng Cụ thường xuyên làm việc tại Hà Nội. Những người sống thời đó gần Ninh B́nh và Hà Nội chắc vẫn c̣n nhớ danh Cụ. Không những chỉ là thầy thuốc ta, mà Cụ c̣n giữ chức vụ Chủ tịch của Hội Đông-Tây Y-Dược, chủ trương nối liền hai nền văn hóa trong việc t́m kiếm những phương cách để chữa trị cho bệnh nhân. Ngoài ra Cụ Chánh Kỷ c̣n có biệt tài là xem mạch Thái-tố. Xem mạch b́nh thường để bắt bệnh, đồng thời Cụ phối hợp giữa mạch lư và âm dương lẫn ngũ hành để định mạch Thái-Tố, rồi từ đó mới giải bệnh. Cụ xem mạch ông biết bệnh bà, hoặc ngược lại xem mạch bà có thể đoán được bệnh t́nh ông nhà, hoặc sự kiện ǵ có thể xẩy đến. Cũng như xem mạch cha biết được cuộc đời người con. Cụ vẫn dậy chúng tôi cần phải b́nh tâm để phân tích mạch v́ "Lương y như từ mẫu", có thế mới hy vọng giúp được người. Ngày nay mạch Thái-Tố có lẽ đang đi dần vào quên lăng.

Cụ Chánh Kỷ có 10 người con như đă liệt kê trong gia phả. Hầu hết đều có kiến thức về thuốc, nhưng chỉ có hai người con trai theo đuổi nghề của Cụ từ ngoài Bắc. Gia đ́nh Cụ Chánh Kỷ đă di cư vào Nam năm 1954 và cả hai người con trai đều lấy tên hiệu là Đức Nguyên. Người anh làm thuốc ở khu Tân-Định và Phú-Nhuận. Người em làm ở khu Kỳ-Đồng và Phú-Thọ. Để dễ phân biệt, bệnh nhân có thói quen gọi Đức Nguyên kèm theo khu vực làm việc. Con cháu Cụ Chánh Kỷ ngày nay chỉ c̣n lại vài người thông hiểu mạch lư. Hoàng Thái xin ghi chép lại những ǵ đă được phụ thân truyền dậy hầu duy tŕ một khoa học mà người Tây Phương măi đến nay mới có phần công nhận.

*      *      *      *      *      *      *      *      *      *      *      *    

PHƯƠNG  PHÁP  XEM  MẠCH

Mạch là huyết mạch, là nguồn sống của con người, phát nguyên từ Tâm, Can, Tỳ, Phế và Thận. Chính thế hơi thở ra là bởi tim và phổi, lúc hút vào là nhờ thận và gan. Cái điều đó là gốc, nhưng nói về cốt yếu lại phải nhờ ở nơi Khí hóa, cũng là tỳ và vị, ở giữa khoảng trung gian tiếp tế khí trời và hơi ngũ cốc, biến hóa thần kỳ mới phát sinh ra khí huyết mạch lạc mà chu lưu thân thể để nuôi sống con người cũng như mang đến sự khoẻ mạnh.

Chẩn mạch là phải xem cả lục bộ, có nghĩa là xem cả Tả và Hữu của tam bộ : Thốn - Quan - Xích. Tại v́ tinh thần của mạch th́ động hội ở :
a)  Nhân-nghinh và Khí-khẩu  (tức là Tả Thốn và Hữu Thốn)
b)  Tứ bộ  (4 bộ c̣n lại là Tả Quan - Hữu Quan - Tả Xích - Hữu Xích).

Chẩn mạch để biết khí huyết thịnh hay suy, biết được Biểu, Lư, Hàn, Nhiệt; Hư, Thực để định rơ căn bệnh. Thoạt tiên hăy để tay nhẹ lên lục bộ mà lắng nghe, với thời gian lấy tay ḿnh làm cân thước, ví dụ như :
-  Ấn nặng bằng 3 hạt đậu để nghe mạch Phổi (Phế) : Chủ B́ mao.
-  Ấn nặng bằng 6 hạt đậu để nghe mạch Tim (Tâm) : Chủ Huyết mạch.
-  Ấn nặng bằng 9 hạt đậu để nghe mạch Tỳ : Chủ Cơ nhục.
-  Ấn nặng bằng 12 hạt đậu để nghe mạch Can (Gan) : Chủ Gân.
-  Ấn nặng bằng 15 hạt đậu để nghe mạch Thận : Chủ Xương.

Một hơi thở ra, mạch đi được 3 tấc. Một hơi hút vào, mạch cũng đi được 3 tấc. Một ngày một đêm, con người ta thở ra hít vào khoảng 1 vạn 3 ngh́n 5 trăm hơi thở. Cũng thời gian đó, mạch đi được 50 độ chu lưu khắp thân thể Kinh lạc, nghĩa là khắp một ṿng 50 độ, mạch lại động hội ở Thủ Thái Âm Kinh Thốn Khẩu, cho nên các đấng Thánh hiền xưa suy nghiệm, dậy người ta xem mạch là xem ở nơi Khí khẩu, ở Nhân nghinh, đó chính là nơi khí huyết động hội vậy. Khí huyết thịnh th́ mạch thịnh, khí huyết loạn th́ mạch bệnh. Bởi thế người thầy thuốc mới nhận biết được mạch là nhờ bởi sự vận thể của khí huyết, mà khí huyết là chỗ cốt yếu dùng của mạch vậy.

Mạch động hội ở Thủ Thái Âm Kinh, tức là Hữu Thốn Khẩu. Trước tiên ta phải căn cứ ở chỗ cao cốt nơi cổ tay, đó là Quan bộ, cách 1 tấc về phía ngón tay là Thốn bộ và cách 1 tấc về phía khuỷu tay là Xích bộ. Quan chính là chỗ Dương ra, Âm vào, người ta lấy Quan làm quan giới, cho nên gọi là Quan Bộ. Tam Nguyên Thiên Địa Nhân, tương ứng với Tam Bộ Cửu Hậu Thốn Quan Xích, mà người ta cũng c̣n gọi là Thượng bộ, Trung bộ và Hạ bộ.

Tả Thốn là định vị của Tâm (tim) và Tiểu Tràng
*  Ấn nhè nhẹ nơi Tả Thốn, gọi là sơ án để định vị Tâm. Tâm chủ Huyết, thuộc Hỏa, thuộc Nhân.
*  Ấn nặng xuống ít nữa, gọi là trung án để định vị Tiểu Tràng.
*  Mạch đi trầm là hậu (bản vị) của Tâm. Mạch đi phù là hậu (bản vị) của Tiểu Tràng.
*  Tâm vượng về mùa hè nên mạch đi hồng, nghĩa là mạch của tim đi mạnh hơn vào mùa hạ.

Tả Quan là định vị của Can (gan) và Đởm (mật)
*  Ấn nặng xuống nơi Tả Quan, gọi là trung án để định vị Can. Can chủ về Gân, thuộc Mộc, thuộc Nghĩa.
*  Ấn xâu ở Tả Quan, gọi là trọng án để định vị Đởm
*  Mạch đi trầm là hậu (bản vị) của Can. Mạch đi phù là hậu (bản vị) của Đởm.
*  Can vượng về mùa xuân.

Tả Xích là định vị của Thận Thủy và Mạnh Môn
*  Ấn xâu ở Tả Xích, gọi là trọng án để định vị Mạnh Môn Hỏa. Thuộc Thủy, thuộc Trí.
*  Mạch đi trầm là hậu (bản vị) của Mạnh Môn. Mạnh Môn vượng về mùa đông. Thận Thủy c̣n gọi là Bạch Khiếu Hỏa.
*  Phôi thai là lúc trứng và tinh trùng gặp nhau. Khi thụ thai phát sinh ra một khí nóng, khí nóng đó là Mệnh Môn Hỏa.
*  Mệnh Môn Hỏa phát sinh trong con người lúc thụ thai và mất sau khi không c̣n ǵ hoạt động trong cơ thể nữa.
*  Khi hết Mệnh Môn Hỏa là chết. Lúc đó 2 huyệt Thái Xung và Thái Khê ở dưới chân cũng hết.

Hữu Thốn là định vị của Phế (Phổi) và Đại Tràng
*  Sơ án để định vị Phế. Phế chủ về Khí. Thuộc Kim, thuộc Lễ (quư nhân phù trợ).
*  Trung án định vị Đại Tràng
*  Mạch đi trầm là hậu của Phế. Mạch đi phù là hậu của Đại Tràng.
*  Phế vượng mùa thu.

Hữu Quan là định vị của Tỳ và Vị
*  Trung án để định vị Tỳ (lá lách, rate, pancréas). Tỳ chủ về Cơ nhục. Thuộc Thổ, chủ về Tín.
*  Trọng án để định vị Vị (dạ dầy).
*  Mạch đi trầm là hậu của Tỳ. Mạch đi phù là hậu của Vị. Vượng ở cuối 4 mùa (Tháng 3, 6, 9, 12).
*  Một ví dụ về mạch Thái Tố : Nếu tam bộ đều đi đúng bản vị và sơ án cũng như trung án đều nhận thấy mạch vững ;
   Đó là người khoẻ mạnh và đáng tin tưởng, hơn nữa bảo đảm họ có đầy đủ tiền bạc, ruộng nương.

Hữu Xích là định vị của Thận, Bàng Quang và Tam Tiêu
*  Trọng án để định vị Thận, Bàng Quang và Tam Tiêu. Thận chủ vể Xương. Thuộc Hỏa, chủ về Trí.
*  Mạch đi trầm là hậu của Thận. Mạch đi phù là hậu của Bàng Quang. Vượng ở mùa Đông.
*  Tam Tiêu trong mạch giống như Mạnh Môn, gồm có Thượng Tiêu (từ đầu đến ngực), Trung Tiêu (ngực đến rốn)
    và Hạ Tiêu (rốn đến hạ bộ). Tam Tiêu vô h́nh, nhận để xét lư bệnh nặng hay nhẹ.

Tóm tắt
Trong cơ thể chúng ta có :
*  Ngũ Tạng : là Tâm (tim) - Can (gan) - Tỳ (lá lách, pancréas, ...) - Phế (phổi) - Thận (cật).
*  Lục Phủ : là Đại Tràng (ruột già) - Tiểu Tràng (ruột non) - Đởm (mật) - Bàng Quang - Vị (dạ dầy) - Màng bọc tim.
*  Tả Thốn thuộc Hỏa, chủ về Nhân - Tả Quan thuộc Mộc, chủ về Nghĩa - Tả Xích thuộc Thủy, chủ về Trí.
*  Hữu Thốn thuộc Kim, chủ về Lễ - Hữu Quan thuộc Thổ, chủ về Tín - Hữu Xích thuộc Hỏa, chủ về Trí.

*  Ngũ Hành Sanh Hóa : Tả Xích Thủy sinh Tả Quan Mộc - Tả Quan Mộc sinh Tả Thốn Hỏa - Tả Thốn Hỏa tiếp với
   Hữu Xích Hỏa - Hữu Xích Hỏa sinh Hữu Quan Thổ - Hữu Quan Thổ sinh Hữu Thốn Kim - Hữu Thốn Kim sinh
   Tả Xích Thủy.

*  Sơ án là để tay nhẹ lên da đă nhận ra mạch. Dùng để xem Phổi chủ về Khí và xem Tim chủ về Huyết.
*  Trung án là ấn xuống thịt mới nhận ra mạch. Dùng đề xem Tỳ chủ về Cơ nhục và xem Gan chủ về Gân.
*  Trọng án là phải ấn xâu đến xương mới thấy mạch. Dùng để xem Thận chủ về Xương.

TÁM  MẠCH  ĐẠI  CƯƠNG

1.  Mạch Phù : Nhận thấy ngay ở sơ án. Lấy tay khẽ để nhẹ lên da mà thấy ngay mạch th́ gọi là Phù.
     Chủ về bệnh ngoài da (Biểu bệnh).

2.  Mạch Trầm : Nhận thấy mạch ở trung án hoặc trọng án. Lấy tay ấn mạnh xuống dưới làn da thịt mới thấy mạch.
     Đó gọi là mạch Trầm. Chủ về bệnh bên trong (Lư bệnh).

3.  Mạch Tŕ : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Nghe xem trong mỗi  hơi thở của ḿnh mà mạch chỉ đến 2 hay 3 lần. Chủ về bệnh Hàn (rét lạnh).

4.  Mạch Sác : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Trong mỗi hơi thở mà thấy mạch chạy qua từ 5 đến 7 lần. Đó là mạch Sác, chủ về bệnh Nhiệt (nóng).

5.  Mạch Tế : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Nhận thấy mạch nhỏ li ti như sợi tơ mà đi nhanh. Đó là mạch Tế, chủ về bệnh Hư.

6.  Mạch Đại : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Nhận thấy mạch nổi cồn to dưới ngón tay. Gọi là mạch Đại, chủ về bệnh Thực.

7.  Mạch Đoản : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Thấy mạch chạy qua tay ngắn ngủi, phía ngoài mạch chưa đến Thốn, phía trong mạch chưa đến Xích.
     Đó là mạch Đoản, chính là người vốn bẩm thụ kém, khí huyết suy nhược, thiếu thốn (Thiên Tiên Bất Túc).

8.  Mạch Trường : Xem bộ Vị, có nghĩa là Hữu Quan. Đặt cả 3 ngón tay xem toàn bộ Thốn-Quan-Xích.
     Nhận thấy mạch đi dài, phía ngoài lên quá Ngư Tế (Thốn Bộ), phía trong vào khỏi Xích Trạch, gọi là mạch Trường.
     Đó là người vốn bẩm thụ cường tráng hoặc là bệnh dương cường (Thiên Tiên Hữu Dư).

  Mạch Phù / Trầm :
Mạch Tŕ / Sác :
Mạch Tế / Đại :
Mạch Đoản / Trường :
 
Để tay nặng nhẹ mà nhận biết mạch.
Cách mạch đến chậm hoặc nhanh.
Xem mạch đi nhỏ hoặc lớn.
Nhận mạch đi ngắn hoặc dài.
 
  Mạch Tế / Đoản :
Mạch Đại / Trường :
Mạch Sác Thực :
Mạch Sác Hư :
 
Mạch đi ch́m trong thịt.
Mạch đi nổi ngay làn da.
Mạch đi mau và to lớn.
Mạch đi mau và nhỏ bé.
 

MẠCH  HỔ  KIẾN  /  MẠCH  TƯƠNG  KIÊM

Xem mạch ta nên cần phải ư thúc cho thật rơ ràng, lư trí cho phân minh để nhận thế nào là Biểu Lư Hàn Nhiệt.

*  Mạch Phù


*  Mạch Trầm


*  Mạch Biểu Lư Hàn Nhiệt


*  Mạch Biểu Lư Hàn Nhiệt Hư Thực


*  Phù Thực là cứng rắn gồm các mạch :
*  Phù Hư là mềm yếu gồm các mạch :

*  Nhiệt là lưu thông gồm các mạch :
*  Hàn là đọng trệ gồm các mạch :
Phù mà đi Tŕ
Phù mà đi Sác

Trầm mà đi Tŕ
Trầm mà đi Sác

BLHN mà đi Tế
BLHN mà đi Đại

BLHNHT mà đi Đoản
BLHNHT mà đi Trường

Thực - Khẩn - Huyền - Hoạt.
Hư - Sắc - Nhu - Hoăn.

Phù - Đại - Trường - Sác.
Trầm - Vi - Đoản - Tŕ.
Là Biểu Hàn.
Là Biểu Nhiệt.

Là Lư Hàn.
Là Lư Nhiệt.

Là Hư.
Là Thực.

Bẩm thụ suy nhược.
Bẩm thụ cường tráng.





 

Mạch Tương Tự : Xem th́ h́nh như giống nhau, nhưng khi tinh tế sẽ nhận ra sự khác biệt :

§  Phù tương tự Khâu - Hư - Hồng
    Mạch Khâu th́ bên trong rỗng nhưng có đốt như bị đứt ngẹn giống ống rau muống.
    Mạch Phù th́ không có đốt, không bị đứt.
    Mạch Hư th́ ấn nặng tay thấy không có lực, trong khi Phù chỉ để nhẹ đă nhận ra mạch.
    Mạch Hồng đi mạnh, dầy  và dồn dập, trong khi Phù th́ đi nổi nhưng sức yếu mỏng.

§  Hoạt tương tự Động - Sác
    Mạch Động th́ đi lông lốc, chẳng đầu chẳng đuôi, lay động một chỗ.
    Mạch Hoạt th́ thong thả, trơn tru, chạy tuồn tuột như chuỗi hạt luồn qua ngón tay.
    Mạch Sác th́ tới mau và nhiều lần, trong khi Hoạt th́ thong thả và chậm răi hơn.

§  Thực tương tự Cách
    Mạch Cách khi ấn tay xuống đă thấy căng thẳng như da trống, không rời chỗ.
    Mạch Thực th́ vừa dài, vừa căng chắc, mạnh mẽ như có thực.

§  Huyền tương tự Khẩn
    Mạch Khẩn khi ta nói về tượng của mạch th́ nó găng như kéo dây, như căng thẳng ở đầu dây.
    Mạch Huyền khi nói về sức của mạch th́ nó cũng găng như dây cung đang căng thẳng.

§  Hồng tương tự Đại
    Mạch Đại th́ rộng lớn, nhưng khi ấn xuống một tí th́ thấy không c̣n lực mấy.
    Mạch Hồng khi ấn xuống vẫn c̣n thấy mạch đi cuồn cuộn như sóng nước dâng lên.

§  Vi tương tự Sắc
    Mạch Sắc th́ vừa ngắn, vừa chậm, vừa nhỏ, nghe cờn cợt như dao cạo vào thanh tre.
    Mạch Vi th́ đi nhỏ nhẹ, đi li ti như sợi tơ nhện hoặc như sợi lông nhỏ.

§  Trầm tương tự Phục
    Mạch Phục th́ phải ấn đầu ngón tay xâu xuống xương mới nhận thấy.
    Mạch Trầm th́ ấn nặng tay đă nhận ra. Trầm ch́m vẫn c̣n nông hơn Phục.

§  Hoăn tương tự Tŕ
    Mạch Tŕ th́ trong mỗi hơi thở ta thấy mạch đến được khoảng 3 lần.
    Mạch Hoăn th́ trong mỗi hơi thở ta thấy mạch đến được khoảng 4 lần.

§  Tŕ tương tự Sắc
    Mạch Sắc th́ đi lại có vẻ khó khăn, rít kịt. Mạch Tŕ th́ đi chầm chậm không rít.

§  Nhược tương tự Nhu
    Mạch Nhu th́ sức mềm nhẽo.
    Mạch Nhược th́ khe khẽ động đậy, mường tượng khi th́ yếu ớt, khi th́ như không có mạch.