Kinh dịch
Theo huyền sử Trung Hoa cách đây khoảng 5000 năm, Vua Phục Hy thấy con Long Mă xuất hiện trên sông Hoàng, trên lưng nó có những xoáy vằn từng đám. V́ chưa có văn tự, nên Vua Phục Hy diễn đạt ư nghĩa bằng h́nh tượng, tục gọi là Hà Đồ. Vua vạch ra đồ h́nh Tiên Thiên Bát Quái, gồm tám quái đơn giản như sau :  Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Kiền vi Thiên (Trời), Đoài vi Trạch (Đầm), Ly vi Hỏa (Lửa), Chấn vi Lôi (Sấm), Tốn vi Phong (Gió), Khảm vi Thủy (Nước), Cấn vi Sơn (Núi), Khôn vi Địa (Đất). Cách nay khoảng 3000 năm, Vua Văn Vương dựa vào Tiên Thiên Bát Quái và Hà Đồ Lạc Thư để vẽ ra một đồ h́nh khác, gọi là Hậu Thiên Bát Quái. Vua Văn chỉ thay đổi vị trí của tám quái trong việc áp dụng và giải thích cụ thể lẽ biến sinh của vũ trụ vạn vật trực tiếp đến con người. Khoa tử vi về h́nh thức đă an vị các cung theo Hậu Thiên Bát Quái và phần giải lư, áp dụng ư nghĩa âm dương, ngũ hành, phương hướng của các quái cũng theo phương pháp này.

Kinh Dịch là một trong năm cuốn sách (ngũ kinh) tối cổ được liệt vào hàng nổi tiếng xuất sắc và quư báu của Trung Hoa, hiện nay đang được nhiều nhà bác học, triết học, khảo cổ, v.v... trên khắp thế giới đang t́m ṭi và nghiên cứu về nó. Tần Thủy Hoàng đă đốt sạch 4 cuốn Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu, ngược lại Kinh Dịch c̣n được duy tŕ và tồn tại đến ngày nay.

Dịch là biến sinh, là chuyển động, là thay đổi trạng thái. Từ Thái cực sinh Lưỡng nghi, đến Tứ tượng rồi biến sinh Bát quái, để cuối cùng thành h́nh Lục thập tứ quái. Dịch là mâu thuẫn, có nghĩa trong âm có dương và trong dương có âm. Âm cực sinh dương và dương cực sinh âm. Thái âm biến sinh Thiếu dương và Thái dương biến sinh Thiếu âm. Dịch là bất dịch, âm tiêu dương trưởng và dương tiêu âm trưởng. Định luật này tuần hoàn theo một chu kỳ khép kín, nhất định và không thay đổi. V́ thế nên nói Dịch là bất dịch.

Nói đến quan niệm sống của con người (nhân sinh quan) trong dịch lư th́ thật là thâm sâu và ảo diệu, căn cứ vào những hiện tượng của vũ trụ mà suy luận đến đời sống hay cuộc đời của con người theo lá số tử vi. Đôi khi ta dùng tri thức (sự hiểu bằng lư trí) để xét đoán, có khi ta dùng tâm thức (sự nhận biết bằng tâm hồn) để thông suốt vấn đề. Sau khi đă dùng tri thức hoặc tâm thức hoặc cả hai, ta xử dụng trực giác (sự cảm nhận bằng giác quan đặc biệt) của ḿnh để áp dụng vào đời sống cá nhân.

Quẻ dịch
Mỗi quẻ có 6 hào. Quẻ là thời chung của các hào, c̣n mỗi hào là mỗi việc, mỗi hoàn cảnh trong thời chung đó. Khi đọc quẻ ta đọc từ trên xuống, nhưng khi xác định quẻ th́ phải xét từ dưới lên. 3 hào trên gọi là Ngoại quái hay Thượng quái, 3 hào dưới là Nội quái hay Hạ quái. 2 hào trên cùng chỉ Thiên, 2 hào dưới cùng chỉ Địa, 2 hào giữa chỉ Nhân. Hào giữa của Thượng quái hay Hạ quái gọi là Đắc trung.

Hào thượng (6)  
Hào ngũ (5)
  
Hào tứ (4) 
  
Hào tam (3)
  
Hào nhị (2)
 
Hào sơ (1
)  


 

 

 

 

 
(-) vị   
(+) vị  /  Đắc trung
  
(-) vị 
     
(+) vị
 
(-) vị  /  Đắc trung
   
(+) vị 
 
Thượng quái / Ngoại quái


Hạ quái / Nội quái

Khái niệm thời gian   
Hào sơ (1) : Mới bắt đầu
Hào nhị (2) : Mới vào Hạ quái, c̣n thời gian lâu

Hào tam (3) : Ven b́a Hạ quái, vào giữa thời điểm

Hào tứ (4) : Vào Thượng quái, quá nửa thời điểm

Hào ngũ (5) : Gần đến chung cuộc

Hào thượng (6) : Chung cuộc

Âm dương             
Hào sơ (1), Hào tam (3), Hào ngũ (5) : Dương (+) vị    
Hào nhị (2), Hào tứ (4), Hào thượng (6) : Âm (-) vị 
         
Nếu bản thân mỗi hào đứng đúng vị trí âm dương th́ gọi chính hợp (thí dụ hào nhị là hào âm), ngoài ra là bất chính (thí
dụ hào tứ là hào dương).  

Chính ứng
Hào sơ liên quan, tác động với Hào tứ  -  Hào nhị với Hào ngũ  -  Hào tam với Hào thượng.
Chính ứng khi hào âm tác động, gặp hào dương hay ngược lại

Bất hợp khi hào âm tác động với hào âm hay hào dương gặp hào dương (thí dụ như nam châm)

Nguyên lư thiên nhiên 
Trời đất vạn vật nói chung là một đại vũ trụ và con người là một tiểu vũ trụ, cùng hàm chứa âm dương và ngũ hành, nên cùng chịu chung một ảnh hưởng và kết quả giống nhau theo qui luật Tiêu trưởng (Thành, Thịnh, Suy, Hủy). Con người là tinh anh của vũ trụ và đứng đầu muôn loài.

Nguyên lư âm dương (Lưỡng nghi)
Âm sinh dương hay dương sinh âm, chứ không có khắc nhau. Âm dương ḥa hợp với nhau chứ không có đối kháng.
 Không có vật ǵ là thuần âm hay thuần dương, chẳng qua mang nhiều tính chất âm nên gọi là âm (-) hay nhiều tính chất  dương nên là dương (+). Âm dương có trạng thái và vị trí khác nhau để phát sinh chứ không phải để hủy diệt.

Khí âm gặp khí dương th́ ḥa hợp tạo nên t́nh trạng biến sinh, gọi là Thuận lư âm dương. Khí âm gặp khí âm hoặc dương gặp dương th́ đối kháng nhau chứ không hủy diệt, gọi là nghịch lư âm dương. Đừng lầm lẫn khi có khí âm ở tại vị trí dương hoặc khí dương ở tại vị trí âm. Khi nghịch vị trí th́ khí âm hoặc khí dương không thể tụ lại mà phải phân tán. Khi thuận vị trí th́ khí âm hoặc khí dương có thể tụ lại tạo nên tương thông trên cùng một vị trí thích hợp.

Nguyên lư ngũ hành 
Dịch lư quan niệm âm dương là khí và ngũ hành là thể chất.

Ngũ hành sinh : Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Hành này nuôi dưỡng, bồi đắp cho hành kia. Sinh xuất phải mất mát, phải bồi đắp. Sinh nhập được nuôi dưỡng, được phát triển. Thí dụ Mộc sinh Hỏa, Mộc là sinh xuất, phải mất mát cho Hỏa và Hỏa là sinh nhập được phát triển nhờ Mộc. Ngũ hành tuơng sinh là tốt giữa 2 hành :

Ngũ hành khắc : Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Hành này khống chế và làm cho hành kia bị thiêu hủy. Chính v́ không nuôi dưỡng mà c̣n làm cho suy hủy nên ngũ hành tương khắc được gọi là xấu giữa 2 hành. Thí dụ Thủy khắc Hỏa và Hỏa khắc Kim, Thủy khắc xuất Hỏa, Hỏa khắc nhập bởi Thủy và đồng thời Hỏa khắc xuất Kim, nên gọi là tương khắc. Khắc nhập bị tiêu hủy, bị hại, bị thiệt tḥi hơn khắc xuất. Ngũ hành tương khắc :

Ngũ hành ḥa : Mộc ḥa Mộc, Hỏa ḥa Hỏa, Thổ ḥa Thổ, Kim ḥa Kim, Thủy ḥa Thủy.
Hành này cùng tính chất với hành kia, ḥa hợp với nhau dễ dàng.

Về tính chất âm dương, 2 hành cùng âm hoặc 2 hành cùng dương th́ không sinh cũng như không khắc, v́ 2 hành này có tính âm dương đối kháng đẩy nhau ra, mỗi hành ở một vị trí th́ làm sao mà sinh, khắc. Thí dụ : (+) Thủy không sinh (+) Mộc và (-) Kim không khắc (-) Mộc.

Hai hành có 1 âm và 1 dương hợp nhau nên gần nhau, từ đó có sinh và có khắc
Hai hành tương ḥa (cùng 1 hành) có 1 âm và 1 dương th́  ḥa hợp và phù trợ nhau rất đắc lực

Nguyên lư tứ tượng và bát quái
Thiếu dương, Thái dương, Thiếu âm, Thái âm là h́nh thái biến thể từ 2 khí âm dương. Dịch lư quan niệm sự tuần hoàn tự nhiên của trời đất là Thành, Thịnh, Suy, Hủy ; là 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ; là 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc ; là 4 hành Mộc, Hỏa, Kim, Thủy. Riêng hành Thổ th́  ở Trung phương với tính chất đặc biệt của nó gồm cả âm dương và dưỡng phát 4 hành.

Bát quái là trạng thái biến sinh của tứ tượng, được phân chia và xác đinh vị trí, âm dương cùng ngũ hành như sau :

*  Quái Khảm ở phương Bắc thuộc dương, là (+) Thủy
*  Quái Ly ở phương Nam thuộc dương, là (+) Hỏa
*  Quái Chấn ở phương Đông thuộc âm, là (-) Mộc
*  Quái Đoài ở phương Tây thuộc âm, là (-) Kim
*  Quái Kiền ở hướng Tây-Bắc thuộc âm, là (-) Thủy
*  Quái Tốn ở hướng Đông-Nam thuộc âm, là (-) Hỏa
*  Quái Cấn ở hướng Đông-Bắc thuộc dương, là (+) Mộc
*  Quái Khôn ở hướng Tây-Nam thuộc dương, là (+) Kim

Dịch lư áp dụng qua thời đại

*  Dịch Phục Hy (4480-4366 trước TL) :
    Đặt ra Tiên Thiên Bát Quái , Hà Đồ và biến sinh ra 64 quẻ kép.
    Tám quẻ đơn : Kiền, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn.

*  Dịch Đại Vũ (2205-2197 trước TL) :
    Nhờ dựa vào Lạc Thư , đă làm ra Cửu Trù và Cửu Trù Hồng Phạm.
    Tục truyền Vua Vũ được Trời giao cho 3 Thiên Hồng Phạm.

*  Dịch Văn Vương (1144-1142 trước TL) :
    Lập ra Hậu Thiên Bát Quái , biến chuyển theo quy luật âm dương.
    Dùng văn tự để cho tên và diễn đạt 64 quẻ, gọi là Thoán Từ.
    Kiền (1), Khôn (2), Truân (3), .......  Vị Tế (64).

*  Dịch Châu Công, con Văn Vương :
    Lập ra Hào Từ, đặt lời cho 6 Hào của mỗi quẻ kép.
    Gọi mỗi vạch là Hào, dương là Cửu và âm là Lục.
    Mỗi Hào có Tượng Hào và Chiêm Hào.
    Đặt tầng lớp xă hội (sơ hào=dân, Hào 5=Vua, Hào Thượng=Lăo Thành)

*  Khổng Tử (551 trước TL) :
    Cuối đời Chu, Khổng Tử viết Thập Dực
    Thoán Truyện : 2 Thiên Thượng và Hạ.
    Tượng Truyện : 2 Thiên Thượng và Hạ.
    Hệ Từ Truyện : 2 Thiên Thượng và Hạ.
    Văn Ngôn Truyện : Giải thích 2 quẻ Kiền và Khôn, căn bản trời đất.
    Thuyết Quái Truyện : Nói về sự biến hóa của Bát Quái.
    Tự Quái Truyện : Nguyên nhân cấu tạo thứ tự của 64 quẻ kép.
    Tạp Quái Truyện : Ư nghĩa vụn vặt của từng quẻ kép.

Kinh dịch từ đời nhà Chu được gọi là Chu dịch, nội dung chính là tổng hợp tất cả những quẻ của Phục Hy, Thoán Từ của Văn Vương, Hào Từ của Châu Công và Thập Dực của Không Tử, mà cho đến ngày nay biết bao nhiêu nhân vật trên thế giới đang c̣n t́m hiểu những bí ẩn. Nhờ vào h́nh thái những quẻ kép mà thôi, tiền nhân đă chế tạo được bao nhiêu sự vật cho chúng ta được xử dụng. Năm ngàn năm về trước, Vua Phục Hy đă khám phá ra hệ nhị phân (vạch nguyên và vạch đứt) để biến hóa ra 64 quẻ, hơn hai trăm năm nay Leibzig mới t́m thấy hệ thống nhị phân (số 0 và 1) và nhờ vào đó mà chúng ta dùng được máy vi tính hôm nay. Không phải chỉ có thế nhưng biết bao công thức của toán-học cũng như y-khoa cũng đến từ Kinh Dịch. Một thí dụ :

Quẻ : ||| ||¦ |¦| |¦¦ ¦|| ¦|¦ ¦¦| ¦¦¦
Công thức : a.a.a a.a.b a.b.a a.b.b b.a.a b.a.b b.b.a b.b.b

Hàng trên là 8 quẻ Kiền - Đoài - Ly - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn - Khôn.
Nếu ta thay thế que nguyên (|) bằng chữ a và que đứt (¦) bằng chữ b. Khi cộng chung lại tất cả chúng ta sẽ thấy là : a3 + 3a2b + 3ab2 + b3. Đây chính là formule của (a+b)3

Sau Khổng Tử, c̣n nhiều nhân vật nổi tiếng nghiên cứu về dịch và đưa ra nhiều áp dụng :

*  Phi Trực đời Hán : Xếp lại Kinh Dịch và giải thích. Tiếp tục bởi Trịnh Huyền và Mă Dung.
*  Tuân Sảng : Đưa ra sáng kiến 64x64=4096 quẻ, nhưng không được hưởng ứng.
*  Kinh Pḥng : Phát triển về tượng số và những người kế tiếp nối nghiệp.
*  Trâu Diễn, sinh sau Mạnh Tử : Đạo Trời và Đạo Người có liên hệ mật thiết với nhau.
    Vũ Trụ có âm dương, ngũ hành.
*  Lăo Tử : Ngộ được cái chân lư duy nhất của tâm hồn vạn vật theo Dịch Lư của vũ trụ.
*  Khương Tử Nha : Áp dụng Kinh dịch trong sự điều binh và đoán định Cát Hung.
    Ra bộ sách Kỳ Môn Độn Giáp.
*  Quỷ Cốc Tử : Suy đoán quá khứ - tương lai rất chính xác, nhưng ẩn tu trong núi.
*  Khổng Minh Gia Cát Lượng : Bậc uyên thâm đă áp dụng dịch lư trong nhiều lănh vực.
    Lập Binh Thư Đồ Trận và suy đoán tương lai thật linh diệu.
*  Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn : Một danh tướng Việt Nam đă được nể mặt.
    Dựa vào Kinh dịch mà soạn ra 2 bộ Vạn Kiếp Bí Truyền và Binh Thư Yếu Lược.
*  Nguyễn Bỉnh Khiêm : Thông bác đạo lư tinh vi của dịch, được mệnh danh là Sấm Trạng.
    Áp dụng vào khoa nhâm độn để đoán định họa tốt, biết rơ chuyện quá khứ, tương lai.
*  Tả Ao : Ứng dụng Kinh Dịch vào khoa địa lư, để đến khoa phong thủy ngày nay.
*  Trần Quư Cáp : Dùng Kinh dịch trong bấm độn.
    Bàn mật cùng Vua Duy Tân chọn ngày giờ khởi nghĩa chống Pháp.
*  Phan Bội Châu : Diễn giải Kinh Dịch ra Quốc Văn. Cụ nói : "Kinh Dịch là nhân sinh quan
    và vũ trụ quan của nhân loại". Kế tiếp là Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng.
*  Ngô Tất Tố : Diễn giải bộ Kinh Dịch thứ 2.
*  C̣n thêm như : Nguyễn Mạnh Bảo - Vơ Duy Trinh - Vơ Duy Cần - Nguyễn Hữu Lương -
    Lê Chí Thiện và Nha Tuyên Úy Phật Giáo, v.v...

Cửu Trù Hồng Phạm
Vua Vũ dùng làm quy tắc cho phép an dân trị quốc.
1.  Nguyên thủy tác động : dựa vào ngũ hành Thủy - Mộc - Hỏa - Thổ - Kim.
2.  Ngũ sự gồm : dạng cơ thể - tư tưởng - lời nói - thị giác - thính giác.
3.  Xử sự theo Bát Chính : lương thực - của cải - tế lễ - bộ công - bộ học - bộ tư pháp - cách đối xử - quân đội.
4.  Ngũ kỷ : năm - tháng (trăng) - ngày (trời) - sao (hành tinh) - số thiên văn.
5.  Hoàng Cực : Luật Vua đặt ra được chọn vào số 5. Vua được ngũ phúc và sẽ chia phúc đó cho thần dân.
     ( trong quẻ dịch hào 5 là hào cao nhất và số 5 mang hành Thổ nằm chính giữa cửu cung ).
6.  Thi hành tam đức : chính trực - nghiêm chỉnh trị dân - khoan hồng và từ tâm.
7.  Xem xét sáng suốt : bằng bói quẻ - bằng tiên đoán.
8.  Chú ư đến dáng, điềm, hiện tượng : tươi sáng - quang đăng - âm u - nóng - lạnh - gió - mưa - v.v...
9. T́m ngũ phúc : sống lâu - tài phú - yên ổn - chuộng đạo đức - chết lành sau khi măn kiếp.
     Tránh lục họa : đời ngắn và hư hỏng - nghèo nàn - bệnh hoạn - buồn rầu - độc ác - yếu đuối và bị áp bức.

Cửu Trù

 
Ngũ Hành Ngũ Sự Bát Chính
Ngũ Kỷ Hoàng Cực Tam Đức
Kê Nghi Thứ Trung Ngũ Phúc
 

Cửu Cung Ma Phương
 
   


 

4

Mộc

Đông Nam

9 Hỏa Nam
2 Thổ Tây Nam
3 Mộc Đông
5 Thổ Trung
7 Kim Tây
8 Thổ Đông Bắc
1 Thủy Bắc
6 Kim Tây Bắc
 

Cửu Cung Bát Quái  (Cửu Cung Lạc Thư)

 
4 Tốn
3 Chấn
8 Cấn
9 Ly
5 Cung Trung
1 Khảm
2 Khôn
7 Đoài
6 Kiền
 

Cửu Tinh Đồ



 
Tứ Lục Cửu Tử Nhị Hắc
Tam Bích Ngũ Hoàng Thất Xích
Bát Bạch Nhất Bạch Lục Bạch
 

Cửu Cung Phi Tinh
Thí dụ năm 1996 có sao quản năm là Tứ Lục Quản.
Đặt sao Tứ Lục vào Cung Trung, rồi tiếp tục an sao Ngũ Hoàng, Lục Bạch, v.v...
Phi thuận theo 9 cung ma phương.

 
Tam Bích Bát Bạch Nhất Bạch
Nhị Hắc Tứ Lục Lục Bạch
Thất Xích Cửu Tử Ngũ Hoàng